Mùa bóng 2012 -2013 đã kết thúc và để lại trong lòng
người hâm mộ bóng đá khắp hành tinh một nỗi buồn…nỗi buồn giải nghệ của rất nhiều
huyền thoại bóng đá Anh.
Đó là sự chia tay của
Six Alex Ferguson, David Beckham, Michael Owen, Jamie Carragher, Phil
Neville…Những con người đã cao tuổi, không còn động lực và sức khỏe để làm việc
và thi đấu đỉnh cao được nữa. Tất cả đã để lại trong lòng người hâm mộ bóng đá
sự xúc động và tiếc nuối biết bao.
Nhưng với tôi, có lẽ xúc động và tiếc nuối nhất chính là sự chia tay sân cỏ của “Hoàng Tử tóc vàng” Paul Scholes - một huyền thoại, một tài năng, một nhân cách lớn nhất mà bóng đá thế giới đã sản sinh ra.
Sau lần giải nghệ lần đầu tiên, lần này anh ra đi trong sự im lặng trong ngày M.U làm lễ chia tay Six Alex. Bởi vì anh không muốn tất cả những người yêu mến anh phải buồn và anh không muốn sự chú ý của các báo, đài, các phóng viên làm phiền anh và gia đình anh. Nó giống như tính cách của anh trên sân cỏ vậy. Đó là sự chính xác, âm thầm, cần mẫn và quyết đoán đã làm nên tên tuổi của anh, huyền thoại số 18 tại Old Trafford.
Nhưng với tôi, có lẽ xúc động và tiếc nuối nhất chính là sự chia tay sân cỏ của “Hoàng Tử tóc vàng” Paul Scholes - một huyền thoại, một tài năng, một nhân cách lớn nhất mà bóng đá thế giới đã sản sinh ra.
Sau lần giải nghệ lần đầu tiên, lần này anh ra đi trong sự im lặng trong ngày M.U làm lễ chia tay Six Alex. Bởi vì anh không muốn tất cả những người yêu mến anh phải buồn và anh không muốn sự chú ý của các báo, đài, các phóng viên làm phiền anh và gia đình anh. Nó giống như tính cách của anh trên sân cỏ vậy. Đó là sự chính xác, âm thầm, cần mẫn và quyết đoán đã làm nên tên tuổi của anh, huyền thoại số 18 tại Old Trafford.
Vì đó là anh, Paul Scholes!
Từ nay bóng đá thế giới sẽ không tìm được một Paul
Scholes thứ hai nữa. Anh gia nhập M.U năm 14 tuổi, được ký hợp đồng chuyên nghiệp
ngày 1993 và có trận ra mắt đội một năm 1994. Kể từ đó, cái tên của anh đã được
người hâm mộ bóng đá bắt đầu nhớ tới. Tên anh là “Paul Scholes”. Vì anh quá đặc
biệt so với phần còn lại của của bóng đá thế giới. Anh không hào hoa như người
bạn cùng trang lứa David Beckham, anh không khóe léo như Zidane, anh không nghệ
sĩ như Ronaldinho. Mà anh đơn giản như chính tính cách của anh vậy.
Anh có khả năng chuyền bóng đặc biệt và có lẽ là tốt nhất thế giới bóng đá. Hãy nghe Ronaldinho nói về anh “Tôi muốn chuyền bóng được như Scholes. Ai đã dạy anh ta cách làm như vậy thế?”
Có ai không yêu cái điệu chuyền bóng ngắn của anh “nhẹ nhàng mà tinh tế”, có ai không thích những cú phất bóng từ giữa sân ra hai cánh rất chính xác của anh, chính xác đến độ đồng đội của anh không cần phải di chuyển để đón đường chuyền của anh.
Anh giữ bóng không tốt như Zidane, Xavi hay Juan Roman Riquelme…nhưng anh là bậc thầy về sút bóng, đặc biệt là sút bóng từ tuyến hai. Biết bao bàn thắng của anh đều đến từ đó, đến từ những cú rocket mà dường như làm rách lưới đối phương. Tất cả chúng ta còn nhớ bàn thắng để đời của anh vào lưới Baca tại bán kết lượt về Champions League (2008).
Paul Scholes, anh là một chuyên gia thu hồi bóng và điều tiết nhịp độ trận đấu, trong thời kỳ đỉnh cao phong độ thì lối chơi của Quỷ đỏ hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào anh. Muốn chơi nhanh cũng do anh mà khi cần chậm cũng do anh quyết định.
Nhưng quan trọng trên tất cả, đó là lòng trung thành của anh dành cho M.U, anh trung thành đến độ không cần có người đại diện bởi anh chỉ chú tâm tới chuyên môn và có tình yêu mãnh liệt dành cho CLB. Khi được hỏi về lí do anh tự làm người đại diện cho chính mình mà không cần những “siêu cò” khác để thương lượng cho mức lương cao ngất, Scholes đã trả lời: “Tôi chỉ yêu bóng đá. Tại sao tôi lại phải quan tâm đến tiền nhỉ?”.
Trong sự nghiệp, anh đôi lúc cũng làm cho người hâm mộ thất vọng về mình, đó là những lúc anh chơi quá máu lửa và bị thẻ đỏ khiến đội nhà bất lợi. Người hâm mộ đội tuyển anh cũng thất vọng khi năm 2004 anh tuyên bố từ giã sự nghiệp thi đấu cho đội tuyển quốc gia đế cống hiến cho CLB, bất chấp nhiều lần được các HLV Fabio Capello mời quay trở lại. Điều đáng tiếc nhất với anh bây giờ có lẽ là đã từ giã thi đấu cho đội tuyển Anh quá sớm, để giờ đây trong bộ siêu tập của anh thiếu đi một chắc vô địch cùng đội tuyển quốc gia chứ không phải là một danh hiệu cá nhân (quả bóng vàng FIFA chẳng hạn). Giá như Scholes không chia tay quá sớm thì World Cup 2006 tại Đức, đội tuyển Anh đã thi đấu thành công hơn rồi chăng? Nên nhớ năm 2006, Anh được đánh giá là ứng cử viên số 1 cho chức vô địch cùng Brazil với cặp tiền vệ được đánh giá xuất sắc nhất thế giới lúc đó là Gerrard và Lampard, trên hàng công có một Wayne Rooney đang cực kì xuất sắc.
Paul Scholes, sao anh nhanh già quá vậy! Ước gì anh có thể trẻ mãi, trẻ mãi không già để hằng ngày khán giả trên khắp hành tinh theo dõi anh thi đấu. Bởi vì từ nay trở đi sẽ không có một Paul Scholes thứ hai nữa rồi! Mãi nhớ anh Paul Scholes.
Anh có khả năng chuyền bóng đặc biệt và có lẽ là tốt nhất thế giới bóng đá. Hãy nghe Ronaldinho nói về anh “Tôi muốn chuyền bóng được như Scholes. Ai đã dạy anh ta cách làm như vậy thế?”
Có ai không yêu cái điệu chuyền bóng ngắn của anh “nhẹ nhàng mà tinh tế”, có ai không thích những cú phất bóng từ giữa sân ra hai cánh rất chính xác của anh, chính xác đến độ đồng đội của anh không cần phải di chuyển để đón đường chuyền của anh.
Anh giữ bóng không tốt như Zidane, Xavi hay Juan Roman Riquelme…nhưng anh là bậc thầy về sút bóng, đặc biệt là sút bóng từ tuyến hai. Biết bao bàn thắng của anh đều đến từ đó, đến từ những cú rocket mà dường như làm rách lưới đối phương. Tất cả chúng ta còn nhớ bàn thắng để đời của anh vào lưới Baca tại bán kết lượt về Champions League (2008).
Paul Scholes, anh là một chuyên gia thu hồi bóng và điều tiết nhịp độ trận đấu, trong thời kỳ đỉnh cao phong độ thì lối chơi của Quỷ đỏ hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào anh. Muốn chơi nhanh cũng do anh mà khi cần chậm cũng do anh quyết định.
Nhưng quan trọng trên tất cả, đó là lòng trung thành của anh dành cho M.U, anh trung thành đến độ không cần có người đại diện bởi anh chỉ chú tâm tới chuyên môn và có tình yêu mãnh liệt dành cho CLB. Khi được hỏi về lí do anh tự làm người đại diện cho chính mình mà không cần những “siêu cò” khác để thương lượng cho mức lương cao ngất, Scholes đã trả lời: “Tôi chỉ yêu bóng đá. Tại sao tôi lại phải quan tâm đến tiền nhỉ?”.
Trong sự nghiệp, anh đôi lúc cũng làm cho người hâm mộ thất vọng về mình, đó là những lúc anh chơi quá máu lửa và bị thẻ đỏ khiến đội nhà bất lợi. Người hâm mộ đội tuyển anh cũng thất vọng khi năm 2004 anh tuyên bố từ giã sự nghiệp thi đấu cho đội tuyển quốc gia đế cống hiến cho CLB, bất chấp nhiều lần được các HLV Fabio Capello mời quay trở lại. Điều đáng tiếc nhất với anh bây giờ có lẽ là đã từ giã thi đấu cho đội tuyển Anh quá sớm, để giờ đây trong bộ siêu tập của anh thiếu đi một chắc vô địch cùng đội tuyển quốc gia chứ không phải là một danh hiệu cá nhân (quả bóng vàng FIFA chẳng hạn). Giá như Scholes không chia tay quá sớm thì World Cup 2006 tại Đức, đội tuyển Anh đã thi đấu thành công hơn rồi chăng? Nên nhớ năm 2006, Anh được đánh giá là ứng cử viên số 1 cho chức vô địch cùng Brazil với cặp tiền vệ được đánh giá xuất sắc nhất thế giới lúc đó là Gerrard và Lampard, trên hàng công có một Wayne Rooney đang cực kì xuất sắc.
Paul Scholes, sao anh nhanh già quá vậy! Ước gì anh có thể trẻ mãi, trẻ mãi không già để hằng ngày khán giả trên khắp hành tinh theo dõi anh thi đấu. Bởi vì từ nay trở đi sẽ không có một Paul Scholes thứ hai nữa rồi! Mãi nhớ anh Paul Scholes.
Sưu
tầm: bongda.com.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét